ZTE ra mắt smartphone màn hình gập giá 10,3 triệu đồng
Jee Trần sinh năm 1995, quê Quảng Bình. Trước khi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, cô từng là sinh viên ngành quản trị kinh doanh, trải qua nhiều công việc khác nhau để có thêm thu nhập như phục vụ nhà hàng, làm gia sư… Vốn yêu thích âm nhạc, Jee Trần không ngại hát rong bán kẹo kéo, bán bông để kiếm sống. Cô được nhiều người yêu mến gọi với danh xưng “hot girl kẹo kéo”. Sau này, Jee Trần tham gia một số chương trình như Nhạc hội song ca, Sao tìm sao, Người kể chuyện tình… gây ấn tượng với khán giả bởi chất giọng ngọt ngào, khả năng biến hóa trong từng tiết mục. Sau loạt thành công đó, Jee Trần tích cực biểu diễn ở nhiều nơi, tiếp tục gây chú ý khi tham gia Tỏa sáng sao đôi, có dịp kết hợp cùng Duy Zuno (em trai nuôi của cố ca sĩ Phi Nhung) trên sân khấu. Ở vòng thi gần đây, màn hòa giọng của Duy Zuno và Jee Trần được dàn giám khảo đánh giá cao, giúp họ đứng nhất trong đêm tranh tài. Chia sẻ về thành tích này, cô gái 30 tuổi chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui và may mắn vì lần đầu tiên hai anh em kết hợp nhưng có sự ăn ý. Tính tình hai anh em chơi với nhau cũng khá hợp nên tôi cảm thấy rất vui và may mắn khi có một đồng đội như vậy”.Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình tập luyện của Jee Trần đó là lần tranh luận với Duy Zuno về cách dàn dựng sắp xếp bố cục bài hát. Nếu như Jee Trần muốn bắt đầu bài hát nhẹ nhàng rồi đẩy lên cao trào thì Duy Zuno lại muốn tạo ấn tượng ngay từ đầu bài hát. Sau khi tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh, Jee Trần đồng ý với phương án của đồng đội và kết quả là hiệu ứng phần trình diễn vượt ngoài mong đợi.Nhận xét về Duy Zuno, Jee Trần tiết lộ em trai nuôi Phi Nhung là một người cầu toàn, chỉn chu trong công việc. Về phía nam ca sĩ, anh nhận xét đồng đội không chỉ xinh đẹp, giỏi giang mà còn chịu khó lắng nghe góp ý của mọi người xung quanh. “Dù chúng tôi đôi lúc khác biệt về tư duy âm nhạc nhưng vẫn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau”, Duy Zuno cho hay. Jee Trần chia sẻ ngoài việc tập trung cho cuộc thi, cô vẫn dành sự quan tâm của mình cho gia đình. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, giọng ca 9X quyết định ngừng nhận show và dành toàn bộ thời gian bên cạnh những người thương yêu. “Cả năm tôi đã làm việc nên cuối năm tôi sẽ dành thời gian cho gia đình. Năm nào cũng vậy, khoảng tầm 24 tết tôi đã không nhận show nữa rồi”, cô cho hay.
Ngày hè, thưởng thức bánh tôm quê
Dường như đã thành thông lệ, cứ vào dịp 14.2, rất nhiều nghệ sĩ cho ra mắt các sản phẩm mới. Không chỉ góp thêm màu sắc cho Valentine, các ca khúc cũng là khởi đầu cho một năm mới hứng khởi.
Cô nàng gen Z mong người khác "Chỉ cần tốt hơn 1% mỗi ngày"
“Dù đã đi làm rồi nhưng toàn bộ số tiền mà anh có đều chuyển cho mẹ giữ. Mỗi lần muốn mua quà tặng mình, anh ấy cũng phải hỏi mẹ. Mỗi lần người yêu có biểu cảm lạ hay buồn thì mẹ anh lại nhắn tin hỏi mình nguyên nhân. Sau khi chia tay, mình còn nghe bạn bè người yêu kể lại mẹ anh ta chẳng ủng hộ mối quan hệ này vì cả hai không hợp tuổi”, Mỹ Anh cho biết.
Qua 26 mùa giải được tổ chức thành công liên tiếp, giải đấu đã ngày càng lớn mạnh và nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà nước và người hâm mộ trên toàn quốc. Giải đấu cũng trở thành sự kiện thể thao thường niên và bổ ích dành cho các cầu thủ nhí lứa tuổi thiếu niên. Từ giải đấu này, nhiều tài năng bóng đá trẻ đã được phát hiện, bồi dưỡng, trưởng thành và đang có rất nhiều cống hiến nổi bật cho nền bóng đá nước nhà như Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng, Thành Chung, Văn Hậu, Văn Toàn, Văn Thanh, Đức Huy,...
Nghĩa tình miền Tây: Đi qua lục bình
Bức ảnh gây chú ý đã được một tài khoản Facebook đăng hôm 9.12.2024, một ngày sau khi các tay súng của lực lượng đối lập mở cửa nhà tù Saydnaya của Syria và được chia sẻ rộng rãi theo sau sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.Trong ảnh, một cá nhân bị xích trong xà lim, với dòng chú thích bằng ngôn ngữ Bengal có nghĩa là "Nhà tù gương ở Syria". Đây là cụm từ được dùng để gọi trại giam Aynaghar của Bangladesh. Biệt danh nhà tù gương dùng để mô tả việc những tù nhân ở đây không bao giờ được gặp người khác, vì bị biệt giam.Tuy nhiên, bức ảnh được chia sẻ trên thực tế không được chụp bên trong nhà tù Syria, mà là một phần của Triển lãm ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại TP.HCM, cụ thể là tái hiện lại cảnh tượng tù nhân bị tra tấn trong "chuồng cọp" ở nhà tù Côn Đảo.Hãng tin AFP là bên phát hiện vụ "mượn ảnh" và thông tin lại cho đúng sự thật vào hôm 2.1.Bảo tàng trên đường Võ Văn Tần, Q.3 có khu trưng bày về "Chế độ lao tù", theo đó tái hiện một phần nhà tù Côn Đảo, được Pháp xây dựng năm 1862 để giam giữ những tù phạm được cho là nguy hiểm với chế độ thực dân.Tính đến năm 1975, nhà tù Côn Đảo ước tính đã giam giữ 200.000 tù nhân, trong đó khoảng 20.000 người thiệt mạng. Nơi khét nhất của nhà tù Côn Đảo là "chuồng cọp", chuyên biệt giam, tra tấn những tù nhân chính trị cao cấp.

Giám mục Bá Đa Lộc và vai trò ‘khó ai thay’ đối với chúa Nguyễn Ánh
Hiến kế đấu giá 'đất vàng' Thủ Thiêm
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
‘Chạy đua’ với xu hướng xe xanh, Subaru trình làng SUV điện đầu tiên
Ngày 13.2, Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng của UBND H.M'Đrắk trong việc để suy giảm diện tích rừng tự nhiên.Theo kết quả thanh tra, từ năm 2007 - 2022, H.M'Đrắk có tới 7.116,11 ha rừng tự nhiên suy giảm. Trong đó, giai đoạn từ 2007 - 2014 bị suy giảm nhiều nhất, 6.700,48 ha; từ 2015 - 2020 giảm 393,89 ha; từ 2021 - 2022 giảm 21,74 ha.Các chủ rừng nhóm 1, gồm 11 UBND xã: Cư K'róa, Cư M'ta, Cư P'rao, Cư San, Ea Lai, Ea M'Doal, Ea H'Mlay, Ea Pil, Ea Trang, Krông Á và Krông Jing đã để suy giảm với tổng diện tích rừng 7.044,75 ha.Chủ rừng nhóm 2 gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk đã để suy giảm 71,36 ha.Đối với 7.116,11 ha rừng tự nhiên bị suy giảm, hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm hiện nay là: đất trống có cây gỗ tái sinh 30,83 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh 1,5 ha; công trình công cộng, sông, suối 177,22 ha; đất bị người dân lấn chiếm 6.906,56 ha.Theo đánh giá của Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk, có 7.116,11 ha rừng tự nhiên trên địa bàn huyện M'Đrắk bị suy giảm trong thời gian dài từ năm 2007 - 2022, nhưng các đơn vị có liên quan không phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật là không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.Cũng theo ý kiến của Thanh tra sở, các chủ tịch, phó chủ tịch UBND M'Đrắk liên quan trong vụ hơn 7.000 ha rừng tự nhiên tại huyện bị suy giảm qua các thời kỳ gồm các chủ tịch: Phan Văn Chân (năm 2007 - 2013); Lê Đình Điền (2014 – 10.2015); Hòa Quang Khiêm (10.2015 – 10.2020); Phạm Ngọc Thạch (11.2020 - 2023).Các Phó chủ tịch UBND huyện liên quan gồm: Lê Đình Điền, Chu Thị Thành (2007 - 2013); Phùng Văn Định (2007 - 2011); Nguyễn Ngọc Bình (2011 - 2015); Y Bởi Byă (2014 - tháng 3.2020); Nguyễn Đức Thảo (tháng 11.2020 - 2023).Các trưởng, phó Phòng NN-PTNT H.M'Đrắk qua các thời kỳ có liên quan gồm: Trưởng phòng Hồ Xuân Tẩn (2007 - 2012) và Nguyễn Thế Thập (2013 - 2022); các phó phòng Nguyễn Trí Hải (2007 - 2020), H Jen Niê (10.2020 - 11.2020), Phạm Ngọc Quang (năm 2022).Từ kết luận trên, Thanh tra Sở NN-PTNT Đắk Lắk kiến nghị UBND H.M'Đrắk tổ chức họp kiểm điểm để xác định và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý cán bộ về những khuyết điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, dẫn đến rừng tự nhiên bị suy giảm 7.116,11 ha và trong rà soát, thu hồi, sử dụng đất rừng tự nhiên bị suy giảm.Tổ chức thực hiện ngay việc xử lý, thu hồi 6.906,56 ha đất lâm nghiệp bị người dân lấn, chiếm có nguồn gốc từ 7.116,11 ha rừng tự nhiên bị suy giảm trên địa bàn H.M'Đrắk.Sở NN-PTNT Đắk Lắk cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của UBND H.M'Đrắk, Chủ tịch UBND huyện, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn từ 2007-2020; Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M'Đrắk giai đoạn 2015-2022 về các khuyết điểm, tồn tại như đã nêu trên…
sport handball
Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng dẫn đầu đoàn công tác, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà báo cáo về việc UBND tỉnh Lào Cai đã bố trí đủ 140 tỉ đồng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo kế hoạch năm 2025. So với kế hoạch Trung ương giao 60 tỉ đồng, chi nhánh đã vượt hơn 230% kế hoạch, Tổng giám đốc NHCSXH đánh giá: Đây không phải năm đầu tiên nguồn vốn ủy thác địa phương của chi nhánh tăng trưởng ở mức 3 con số. Trước đó, năm 2024, mức tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 497% kế hoạch tăng trưởng năm tương ứng với trên 149 tỉ đồng, tăng 48,8% so với năm 2023, đưa nguồn vốn ủy thác đạt trên 553 tỉ đồng, chiếm 11% tổng nguồn vốn tín dụng của chi nhánh.Giám đốc Nguyễn Hải Hà cho biết, có được thành quả này là kết tinh từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và kết quả bước đầu triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất cao chủ trương giao UBND tỉnh trao đổi với Ủy ban MTTQ tỉnh chuyển ngay 80 tỉ đồng ủy thác sang NHCSXH tỉnh để cho vay làm nhà đối với các hộ gia đình khó khăn về nhà ở không có khả năng đối ứng hoặc đối ứng thấp từ Quỹ Cứu trợ tỉnh. Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo quyết tâm chuyển ngân sách địa phương để bổ sung 48 tỉ đồng từ nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 và Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 10.7.2019 của HĐND tỉnh, đồng thời trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 9.4.2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.Đặc biệt, cuối năm 2024 Lào Cai là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, hoàn lưu mưa bão số 3 (Yagi) về vật chất, tinh thần, đặc biệt là hộ nghèo và các đối tượng yếu thế, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã kịp thời báo cáo, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17.9.2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão số 3.Tháng 12.2024, chi nhánh đã trình HĐND tỉnh kế hoạch chi ngân sách năm 2025, số tiền ủy thác sang NHCSXH là 62 tỉ đồng tại Kỳ họp lần thứ 24. Đồng thời tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới; quan tâm, ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.Với tầm nhìn xa, chiến lược, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai không chỉ xây dựng kế hoạch tín dụng riêng năm 2025 mà còn lên kế hoạch cho 3 năm tới (giai đoạn 2025-2027) và 5 năm sau (giai đoạn 2026-2030), trong đó kế hoạch giai đoạn 2025-2027 dự kiến tăng 35% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2024 (ước tăng trưởng số tuyệt đối là 1.549 tỉ đồng. Đến 31.12.2027, dự kiến tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 6.472 tỉ đồng. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030 dự kiến tăng bình quân khoảng 58% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2025 (khoảng 3.046 tỉ đồng). Đến ngày 31.12.2030, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 8.000 tỉ đồng.Bên cạnh đó tham mưu HĐND tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian triển khai sang giai đoạn 2026-2030 các Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn, Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay phát triển kinh tế-xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên của tỉnh trong giai đoạn 2026-2030;Đặc biệt, với những khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, ngay trong tháng 9 và tháng 10.2024 tất cả các Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân được 202 tỉ đồng, giúp 1.216 lượt khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm; giúp 68 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; 4.847 hộ gia đình được vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 35 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp,... góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai giảm 3,7%, tương ứng giảm 6.380 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,31%, tương ứng giảm 317 hộ. Tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 7,38%, cao hơn năm 2023 (5,11%); GRDP bình quân đầu người đạt 97,5 triệu đồng, tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2023. Quy mô kinh tế ước đạt 78.000 tỉ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023.Cùng với các kế hoạch tín dụng trung hạn vẫn còn nhiều thách thức phía trước khi năm 2024 tỉnh Lào Cai vẫn còn 20.411 hộ nghèo, chiếm 11,24% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh và 18.058 hộ cận nghèo, chiếm 9,94% tổng số hộ trên địa bàn tỉnh.Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng tin tưởng với nền tảng tín dụng chính sách đang có và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động trong toàn đơn vị, tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh biên giới Lào Cai sẽ tiếp tục có những bước đột phá, tích cực hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế ổn định bền vững, hòa mình vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư